Cải tạo nhà cũ, nhà hư hỏng, xuống cấp tưởng chừng như đơn giản mà chẳng đơn giản chút nào.
Việc định hình lại kiến trúc, hình khối ngôi nhà cũng khiến cho chủ đầu tư đau đầu, chưa kể đến việc trang hoàng, bố trí lại nội thất bên trong ngôi nhà.
Hãy xem ngay những chia sẻ về cách cải tạo nhà cũ thành nhà mới đẹp, tối ưu không gian, đảm bảo chất lượng và tiện ích sau đây nhé:
Xem thêm các ý tưởng nhà đẹp cho gia đình bạn:
1. Cải tạo nhà ở là gì? Các hạng mục cải tạo nhà ở
1.1. Cải tạo nhà ở là gì?
Theo quy định pháp luật thì: “Cải tạo nhà ở là việc nâng cấp chất lượng, mở rộng diện tích hoặc điều chỉnh cơ cấu diện tích của nhà ở hiện có”. Cải tạo nhà ở hay cải tạo nhà dân, cải tạo nhà cửa khác với việc sửa chữa nhà ở bởi tính chất, quy trình thi công, giấy phép sẽ khác nhau.
Do đó, không nên nhầm lẫn giữa sữa chữa nhà là thay thế các vật liệu, thay các bộ phận thiết bị. Nhưng đối với cải tạo nhà cũ nát thành mới đẹp hơn đó là việc thay đổi mặt bằng không gian, cải tạo kết cấu nhà ở tăng chất lượng nhà cũ vì vậy đòi hỏi quy trình đáp ứng các quy định về chất lượng công trình, an toàn, tính thẩm mỹ và đơn vị thi công phải có kinh nghiệm cải tạo nhà cũ.
Vấn đề cải tạo nhà ở đặt ra khi không gian nhà cũ có thiết kế công năng sử dụng chưa hợp lý gây khó khăn cho việc sử dụng, bố trí nội thất, thiếu sáng, cần mở rộng diện tích sử dụng nhà ở. Hoặc trong trường hợp nhà ở cũ nát xảy ra các vấn đề xuống cấp về chất lượng như sụt lún, nghiêng tường, nứt sàn, thấm dột gây mốc, ẩm…
Những vấn đề này hoàn toàn có thể xảy ra đối với những căn nhà nhà cũ vì vậy chắc chắn sẽ cần có những giải pháp để khắc phục. Tuy nhiên, bạn không muốn xây nhà mới bởi chi phí hay một số lý do khác như nhà ở phố cổ thì những lựa chọn nhà cải tạo đẹp là phù hợp.
Nếu cải tạo nhà tiết kiệm và đúng kỹ thuật thiết kế đến thi công thì có thể chi phí bằng 1/3 chi phí phá dỡ và xây dựng mới nó phù hợp với khả năng tài chính của gia đình và vẫn đảm bảo được công năng sử dụng, nhà mới và chất lượng do tận dụng được móng, tường, sàn nhà tầng…
1.2. Các hạng mục cải tạo nhà ở cơ bản
Thông thường các kiến trúc nhà cải tạo cũ thường bố trí theo cách truyền thống hoặc mua lại nên mang đến nhiều bất cập và gia chủ muốn đổi mới công gian như tăng khả năng lấy sáng, giảm tù túng, phân chia thêm phòng hay cải tạo nhà phù hợp theo phong thủy theo các hạng mục cải tạo nhà cụ thể.
Các hạng mục cải tạo nhà kiến trúc sư và gia chủ sẽ có thỏa thuận cụ thể phụ thuộc vào mức độ xuống cấp, chi phí cải tạo nhà cũ như thế nào để có thể đưa ra các phương án cải tạo nhà với chi phí thấp bằng các lựa chọn cải tạo các hạng mục cần thiết hay tính toán sử dụng cải tạo nhà bằng vật liệu nhẹ, giá rẻ.
Đồng thời tính toán đến nhu cầu của gia chủ là: cải tạo nhà cũ thành nhà mới toàn bộ hay chỉ một số các hạng mục như: Cải tạo cầu thang cũ để lắp thang máy, cải tạo nhà cũ thành quán cafe, homestay, nhà kho thành nhà ở…
Về cơ bản việc cải tạo nhà cửa sẽ có các hạng mục cơ bản tiêu biểu sau:
- Cải tạo kết cấu nhà ở: mở rộng diện tích khi cải tạo nhà diện tích nhỏ hẹp hoặc xây thêm tầng
- Cải tạo nhà cũ đẹp: nâng cấp nội thất hay chuyển đổi công năng sử dụng công trình…
- Cải tạo cải tạo móng nhà, nền nhà: Nâng nền khi cải tạo nhà thấp hơn đường hay xử lý cải tạo sàn nhà và móng có sụt, lún, nứt…
- Cải tạo cầu thang cũ lắp cầu thang máy...
- Cải tạo tường nhà cũ: trát lại, chống thấm, hay cải tạo nhà xây tường chịu lực...
- Cải tạo trần nhà thấp hay dột, thấm...
- Cải tạo mái nhà: chống thấm dột, chống nóng, chống ồn hay cải tạo nhà mái bằng, mái tôn thành mái thái.
- Xử lý sự cố thấm, dột, lún, nứt, nóng, ồn do kết kết cấu nhà cũ nát.
- Cải tạo không gian phòng khách, ngủ trong nhà.
- Cải tạo lại nhà bếp cũ nhỏ đẹp.
- Cải tạo nhà phòng tắm nhỏ, nhà vệ sinh nhỏ đẹp tiện ích, chống thấm...
Cải tạo nhà cũ đẹp, cải thiện chất lượng, mở rộng không gian sẽ có rất nhiều hạng mục và sẽ tùy theo hiện trạng nhà ở, nhu cầu, chi phí cải tạo để lựa chọn phương án cải tạo nhà dân thích hợp.
2. Kinh nghiệm cải tạo nhà cũ nát đẹp, tiết kiệm chi phí
2.1. Các vấn đề cần quan tâm khi cải tạo nhà cũ
Làm thế nào để có thể cải tạo nhà cũ đẹp và mở rộng được diện tích sử dụng đối với cải tạo nhà nhỏ hẹp mà tiết kiệm chi phí, đảm bảo được chất lượng nhà cải tạo đẹp, an toàn, công năng đúng nhu cầu không phải là vấn đề dễ giải quyết đặc biệt với những người thiếu kinh nghiệm.
Vì vậy nếu có dự định cải tạo nhà ở hay các công trình cải tạo nhà vườn, nhà biệt thự, cải tạo nhà ở nông thôn ở quê, nhà bỏ hoang hay nhà kho cũ, hội trường hay các loại nhà đặc trưng cải nhà phố cổ cũ, nhà gỗ cũ, nhà khung thép lắp ghép, lệch tầng… Hãy xem ngay những chia sẻ kinh nghiệm cải tạo nhà ở cũ chi tiết và đầy đủ với những thông tin quan trọng nhất định không được bỏ quan để có được nhà cải tạo đẹp, tiện nghi.
Phương án thiết kế lại nhà cũ là cơ sở để thi công và đảm bảo chất lượng an toàn, thẩm mỹ cho công trình xây dựng (ctxd) sau cải tạo. Do đó, muốn có phương án thiết kế cải tạo ngôi nhà cũ, nhỏ giá rẻ cần quan tâm đến vấn đề:
- Khảo sát chất lượng nhà cải tạo: Việc khảo sát, kiểm tra chất lượng nhà ở cải tạo là cơ sở để xác định mức độ cải tạo diện mạo mới hay mở rộng không gian, định hướng tư vấn cải tạo phù hợp với nhu cầu gia chủ để có thiết kế mặt bằng và những phương án cải tạo kết cấu nhà ở an toàn và có cách cải tạo nhà tiết kiệm cùng dự toán cải tạo nhà dân cũ cụ thể.
+ Nhà cũ cải tạo trát, sơn sửa lại tường, trần
+ Nhà cần mở rộng: cải tạo nhà đẹp thay đổi không gian chức năng phòng: xây thêm tường, thêm tầng, bỏ bớt tường…
+ Nhà cải tại bị hư hỏng, thấm dột, xuống cấp nặng cần cải tạo kết cấu toàn bộ nhà ở và nếu dự toán chi phí cải tạo nhà cũ quá thì nên xây mới.
- Lên phương án cải tạo nhà chi tiết: Khi xác định tình trạng nhà thì cần lập kế hoạch chi tiết về cách cải tại nhà rẻ, an toàn, đẹp giúp quá trình thi công như ý bao gồm:
Xác định mục đích, hạng mục cần cải tạo cụ thể, phương án cải tạo như thế nào.
Dự toán chi phí cải tạo nhà cũ chi tiết cho từng hạng mục bao gồm: báo giá thiết kế cải tạo nhà, đơn giá cải tạo nhà, chi phí vật liệu cải tạo, vật tư cải tạo nội thất, vận chuyển… Có tính toán kỹ lưỡng để chuẩn bị ngân sách và lựa chọn cách cải tạo nhà rẻ, tiết kiệm nhất.
2.2. Chọn dịch vụ cải tạo nhà ở uy tín, chất lượng
Sẽ cần đơn vị thiết kế và thi công có chất lượng bởi cải tạo nhà ở đẹp, đặc biệt là nhà cũ nát, nhỏ cần mở rộng không gian, thêm tầng ảnh hưởng tới kết cấu an toàn nên cần yêu cầu kỹ thuật cao và nhiều trường hợp cải tạo nhà ở phải xin giấy phép cải tạo bao gồm bản vẽ chi tiết khi cải tạo… để đảm bảo an toàn công trình sau cải tạo và những công trình lân cận.
Vì vậy nên lựa chọn dịch vụ cải tạo nhà ở uy tín để có được chất lượng và thẩm mỹ tốt nhất. Cách chọn đơn vị thi công nên quan tâm đến quy trình thực hiện từ khảo sát, tư vấn và thi công cải tạo nhà, bảo hành để lựa chọn như:
- Đơn vị thiết kế và thi công cải tạo phải có kinh nghiệm khảo sát kỹ lưỡng hệ móng, dầm, cột hiện trạng công trình để lên phương án có thể là cải tạo xây tường chịu lực.
- Xem xét kết cấu hiện trạng nhà cải tạo để có phương án phù hợp thay đổi kết cấu không gian hợp lý, lấy sáng, thông gió, gia cố chất lượng kết cấu nhà cải tạo (thêm cột, tường chịu lực…)
- Có kinh nghiệm thi công và xử lý các hiện tượng xấu của nhà cũ như: võng sàn, nứt nghiêng tường, nứt cổ trần, nhà thấm dột, ẩm mốc,…
Tùy vào yêu cầu nâng cấp nhà ở mà có thể tự nâng cấp nhưng đa phần việc cải tạo nhà ở khác với sửa chữa bởi tác động đến kết cấu nên hãy ưu tiên việc lựa chọn đơn vị dịch vụ cải tạo nhà ở chuyển nghiệp để có được thiết kế cải tạo nhà cũ và thi công đảm bảo an toàn, đáp ứng mục đích cải tạo.
2.3. Xin giấy phép cải tạo nhà ở
Vấn đề cải tạo nhà ở có phải xin giấy phép xây dựng, cải tạo sửa chữa hay không sẽ phụ thuộc vào mức độ cải tạo, loại công trình. Vì vậy, trước khi tiến hành thi công cải tạo nhà dân hay các công trình xây dựng khác ngoài việc lên phương án, chọn đơn vị thiết kế, thi công, chuẩn bị mặt bằng thi công là di chuyển nội thất ra khỏi khu vực thi công, che chắn bụi, tập kết vật tư, điện nước, an toàn, vệ sinh… thì sẽ cần xem công trình cải tạo có thuộc diện phải xin phép hay không?
Theo quy định của pháp luật, việc cải tạo cũ nát thành mới nếu có liên quan đến thay đổi cải tạo kết cấu nhà ở chịu lực, công năng sử dụng hay làm ảnh hưởng tới an toàn công trình cải tạo và công trình xung quanh, môi trường sẽ cần xin giấy phép sửa chữa cải tạo nhà ở.
- Trường hợp nhà đất ở cải tạo lại nếu thuộc đối tượng phải xin giấy phép thì làm thủ tục xin phép với hồ sơ xin cải tạo nhà ở nộp đến UBND cấp quận/huyện nơi có nhà ở cầu cải tạo để xin cấp phép. Hồ sơ gồm có.
Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo nhà;
Bản vẽ thiết kế cải tạo nhà ở;
Ảnh chụp hiện trạng các hạng mục công trình, nhà ở đề nghị xin cải tạo;
Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, sở hữu nhà chứng minh quyền sở hữu, quản lý nhà ở đề nghị cải tạo.
Nếu được cấp phép cải tạo cần tiến hành trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày cấp phép, quá thời hạn hay muốn thay đổi thiết kế cải tạo bạn đầu thì sẽ phải làm thủ tục xin gia hạn hoặc điều chỉnh giấy phép cải tạo nhà ở riêng lẻ.
- Trường hợp nhà đất ở cải tạo không cần xin phép theo khoản 2 Điều 89 Luật xây dựng năm 2014 vẫn phải thực hiện thủ tục thông báo cho cơ quan quản lý xây dựng địa phương về thời điểm khởi công cải tạo và kèm theo hồ sơ thiết kế cải tạo, xây dựng để theo dõi, lưu hồ sơ.
2.4. Cách cải tạo nhà cũ tiết kiệm, chi phí thấp
Đa phần việc cải tạo cạo lại nhà ở nhằm đảm bảo an toàn và phù hợp với nhu cầu sử dụng hơn nên thường mong muốn có thể tải tại nhà cũ rẻ, đẹp và tiết kiệm chi phí, đặc biệt là các gia đình eo hẹp kinh tế thì nhu cầu cải tạo nhà với chi phí thấp là luôn cần thiết. Dưới đây là một số chia sẻ cách cải tạo nhà rẻ đẹp, an toàn có thể áp dụng cho công trình:
- Luôn có dự toán chi phí cải tạo nhà ở trước thi công: Cách này giúp dự trù sát chi phí để có phương án tài chính hay lựa chọn các cải tạo nhà rẻ, phù hợp hơn, tránh tăng giảm các hạng mục cải tạo nhà ở, thời gian và tiền bạc của gia chủ trong quá trình thi công.
- Khảo sát và tham khảo tư vấn cải tạo để lựa chọn phương án phù hợp nhất: Cố gắng tránh phá dỡ quá nhiều tường, sàn... để xây lại… Lựa chọn cách cải tạo phù hợp giúp tiết kiệm chi phí tháo dỡ, xây dựng và không ảnh hưởng tới chịu lực, kết cấu khi cải tạo ngôi nhà.
- Lưu ý cải tạo nội thất nhà ở: Nếu nội thất cũ hãy tính toán đến việc bỏ và thay thế đồ nội thất cũ hay không, nếu đồ có thể tận dụng bởi cũ nhưng chất lượng tốt thì có thể tái sử dụng, làm mới nội thất hay lựa chọn vị trí bố trí thích hợp hơn để tiết kiệm.
- Cải tạo ưu tiên việc tận dụng được những thiết kế ban đầu tránh phá bỏ, xây mới lại quá nhiều như: không gian nhỏ sơn lại làm nhà kho, phòng ngủ nhỏ không cần giường...
- Hạn chế thay đổi màu sắc khác biệt quá với màu cũ bởi chúng có thể khiến cho không phù hợp ới nội thất và lại phải cải tạo nội thất.
- Lựa chọn vật liệu cải tạo nhà ở phù hợp: Tính toán nên lựa chọn loại vật liệu xây dựng nào tối ưu cho không gian, giá rẻ như: cải tạo nhà bằng vật liệu nhẹ như vách ngăn nhựa, gạch xốp… để không ảnh hưởng kết cấu mà tiết kiệm… Đồng thời, nên khảo sát giá vật liệu để chọn đơn vị phân phối giá rẻ.
- Hạn chế cải tạo trần nhà: Nếu muốn thay đổi hãy sử dụng màu sắc sơn để tiết kiệm chi phí trừ phi trần bị nứt gây thấm dột… Bởi hầu hết các trần đều trang trí theo bố cục nhà nên nếu muốn cải tạo nhà giá rẻ, chi phí thấp nên hạn chế việc cải tạo trần nhà. Ví dụ: Cải tạo trần nhà thấp ít trang trí và sử dụng màu sáng, thêm đèn âm tường ở trên thay vì những trang trí làm trần mới khác
- Chỉ thay đổi vị trí cải tạo nhà bếp và vệ sinh, tắm khi thực sự không có phương án khác: Bởi thay đổi những vị trí này sẽ kéo theo thay đổi đường ống dẫn nước đầu ra, vào, ốp tường, đường điện… gây tốn chi phí hơn.
- Cải tạo nội thất: Cần tính toán đến ngân sách sắm nội thất mới như thế nào và chọn vật liệu phù hợp.
Ưu tiên tận dụng nội thất cũ thay vị thay mới khi chưa cần thiết.
Chi phí vật liệu cho các loại nội thất: Đa phần cải tạo nhà gỗ sẽ có chi phí cao hơn so với vật liệu khác như: sàn gỗ và sàn gạch/nhựa, tủ nhựa rẻ hơn tủ gỗ, đặc biệt gỗ tự nhiên.
Thử mua đồ nội thất làm sẵn thay vì hàng đặt thiết kế riêng
- Nên giữa nguyên sàn để cải tạo sàn nền nhà mà không nên phá dỡ nền cũ và làm lại sàn mới
- Lựa chọn phương án cải tạo sơn tường thay vì dán giấy
- Sắp xếp lao động thợ cải tạo nhà hợp lý để tăng hiệu quả làm việc giúp tiết kiệm chi phí hơn.
- Chỉ nên cải tạo hạng mục nhà ở cần thiết
- Lựa chọn dịch vụ thiết kế, cải tạo nhà trọn gói giá rẻ
3. Cách cải tạo kết cấu, nội thất nhà cũ đẹp và chất lượng
Để bắt đầu cải tạo nhà cũ thành nhà mới đẹp bao giờ cũng cần có đánh giá hiện trạng, phương án phù hợp yêu cầu và kết cấu nhà ở. Dưới đây là một số cách cải tạo kết cấu nhà cũ đẹp đối với từng hạng mục cải tạo cho không gian nhà cũ trở nên đẹp, an toàn và tiện ích. Nếu bạn quan tâm việc cải tạo kết cấu và nội thất cho không gian đẹp, chất lượng, an toàn hãy tham khảo các gợi ý dưới đây:
3.1. Cách cải tạo kết cấu nhà ở cũ nát an toàn
Cải tạo kết cấu nhà cũ nát mục đích chủ yếu là tăng độ an toàn, bền vững cho không gian rồi sau đó mới đến yếu tố thẩm mỹ, công năng. Các cải tạo kết cấu nhà ở cũ để đảm bảo yếu tố chất lượng nhà ở an toàn bao gồm: Cải tạo kết cấu nhà ở bao gồm cải tạo khung móng, tường, trần xử lý các sự cố nhà ở để tăng tính an toàn cho nhà cũ.
Cải tạo nhà ở đẹp và nâng cao chất lượng công trình luôn cần đến yếu tố kỹ thuật, kinh nghiệm xử lý hiện tượng xấu liên quan đến kết cấu khi cải tạo nhà cũ nát đó là:
- Cải tạo chân tường nứt, lún: Bóc bỏ tất cả các lớp vữa trát từ chân tường lên 3 hàng gạch ở vị trí cốt sàn cũ và trát lại bằng xi măng vữa xi măng mác cao và chát thêm lớp vữa bảo vệ mạc cao lên khoảng 90cm so với cốt sàn nhà và gia cố thêm với lớp sơn chống thấm.
- Cải tạo sàn, nền nhà nứt, lún võng: Phá dỡ các bức tường xây không trên dầm có thể gây võng nứt sàn và nếu cần xây tường nên bằng cách đổ thêm đoạn dầm hoặc cấy dầm lên sàn cũ gác lên tường chịu lực hoặc dầm khung chịu lực.
- Xử lý hiện tượng nứt cổ tường trên các tầng ban công, sân thượng: Nhiều lý do để gây nên hiện tượng này như thời gian hay thợ thi công không đúng kỹ thuật. Khi cải tạo tường nhà bị nứt cổ tường cần để sửa lại các mạch vữa chân tường bằng cách đục bỏ một phần phía ngoài và trát lại bằng xi măng mác cao, tiếp đó xây vát góc tránh đọng nước ở chân tường giao giữa tường với trần nhà.
- Kỹ thuật cải tạo dầm: Cấy dầm mới, cấy sàn và sàn cũ để cải tạo nhà diện tích nhỏ hẹp, thay đổi công năng các khu vực như thay đổi vị trí cải tạo cầu thang trong nhà. Cách tốt nhất đó là phá bỏ 1 phần nhỏ lớp bê tông bảo vệ thép đến khi lộ thép cũ để hạn đầu đầu hoặc buộc nối thép cũ và mới với nhau và đổ bê tông.
Lưu ý tại đầu mối nối khung thép cũ và mới phải đánh gỉ sạch và thêm một lớp xi măng nguyên tắc để tăng độ bám dính khi đổ bê tông. Đặc biệt ở các vị trí con đưa con sơn cần khoan lỗ rồi gài thép con sơn và hệ khung nhà cũ và dùng keo bê tông hoặc loại đặc chủng để nối dầm.
3.2. Cách cải tạo kết cấu nhà cũ đẹp, tối ưu diện tích
Cải tạo kết cấu nhà cũ ngoài mục đích tăng chất lượng nhà ở còn giúp thay đổi công năng sử dụng trong như cải tạo nhà nhỏ rộng hơn, tiện nghi và đẹp hơn như cầu thang, trần, ban công.
- Cách cải tạo cầu thang cũ: Cầu thang cũ là một trong những hạng mục trong cải tạo kết cấu nhà ở và rất được thường xuyên yêu cầu cải tạo. Cách cải tạo cầu thang cũ làm từ bê tông thô, chiếm nhiều diện tích, thẩm mỹ có thể sử thay thế thành những mẫu cầu thang bằng gỗ, hình xoắn, kính cường lực để có được thiết kế cải tạo nhà hiện đại, sang trọng, mới mẻ phù hợp xu hướng.
- Cải tạo trần nhà, ban công: Nhu cầu cải tạo trần nhà thấp hay tăng sức hấp dẫn cho ban công luôn đặc ra đặc biệt với loại nhà ở là chung cư. Bởi thường trần nhà chung cư sẽ hoàn thiện dạng phẳng không họa tiết và chiều cao trần chung cư tới sàn luôn thấp khoảng 3,3m nên gia chủ luôn mong muốn cải tạo chúng đẹp hơn, trông cao hơn.
Cách cải tạo trần nhà thấp, trần phẳng: Thêm hệ thống đèn hay đổi màu sơn nhà phía trên trần sáng, gần sàn nhà tối màu hơn. Hoặc có thể vẽ thêm hoa văn trang trí 3D có thể mở rộng, tăng cảm giác trần cao và không hề nhàm chán thay vì trang trí thêm hệ trần thạch cao như dạng nhà có trần cao để tránh tạo cảm giác trần thấp.
Đối với cải tạo ban công nhà giúp giải quyết vấn đề bí bách, tối, thiếu sáng cho nhà ở hay tạo thêm không gian sử dụng thư giãn, chống nắng như: thêm sàn gỗ ban công, trồng cây và sử dụng nội thất ban công như bàn ghế nhỏ để thư giãn, đọc sách hay uống trà…
- Cải tạo nhà vệ sinh nhỏ, xuống cấp: Đây luôn là yêu cầu cần thiết bởi nó ảnh hưởng tới việc sinh hoạt hàng ngày cũng như môi trường nhà ở. Đa phần gia chủ muốn tải tạo nhà vệ sinh khi gặp các tình trạng:
Rò rỉ nước từ cống thoát nước dưới sàn, trong tầng kết cấu, chống thấm không tốt do độ cao tầng chống thấm không đủ.
Thay đổi diện mạo, diện tích sử dụng
Vì vậy, việc cải tạo nhà tắm nhỏ với nhiều góc lưu trữ nhỏ gọn gàng, sạch, ráo với sàn sáng, chống thấm, thoát nước tốt, ốp tường giúp mang lại tiện nghi và môi trường sạch sẽ cần thiết.
- Cải tạo sàn nền và tường nhà cũ đẹp: Đây là cách đơn giản để thay đổi diện mạo ngôi nhà và khiến chúng sạch sẽ, thú vị hơn.
Chỉ với cách thay gạch lát sàn hoa văn hiện đại, theo xu hướng cho gạch lát cũ hay tấm lát sàn gỗ, nhựa mới.
Thay màu sơn mới tông sáng khi cải tạo nhà nhỏ... bạn có thể có một không gian vô cùng khác biệt so với nhà cũ. Ngoài ra, việc thay đổi màu sơn nhà, sàn có thể quan tâm một chút tới cách cải tạo nhà theo phong thủy như chọn màu sơn hợp cung mệnh của gia chủ.
Nên quan tâm khi thay đổi màu sơn và sàn cần hài hòa với nhau giúp không gian nhà cũ khoác áo mới hấp dẫn, đẹp hơn.
3.3. Cải tạo nội thất nhà cũ cho không gian đẹp, tiện ích
Dự án cải tạo nhà ở cũ bạn không chỉ thay đổi kết cấu của ngôi nhà từ từ thang, trần, sàn, tường nhà mà nên thay đổi cải tạo nội thất bên trong nội nhà để chúng tạo thành một thể thống nhất, đẹp hơn.
Việc thay đổi nội thất sẽ tính toán đến chi phí và nếu bạn muốn cải tạo nhà cũ đẹp có thể tính toán đến các món đồ nội thất cần thay đổi như: nội thất phòng khách bàn ghế, tủ, nội thất nhà bếp, vệ sinh… Hoặc nếu cần cải tạo nội thất nhà đẹp nhưng tiết kiệm chi phí hãy tính toán các phương án tận dụng trang trí, sửa chữa, sơn mới thay vị mua mối để giúp phối hợp với không gian nhà ở phù hợp. Tham khảo một số gợi ý cải tạo nội thất nhà cũ cho một số không gian quan trọng:
- Cải tạo nhà bếp nhỏ hay nhà bếp cũ: Cần thay đổi nội thất của bếp và nơi đây là khu vực ảnh hưởng tới toàn bộ thẩm mỹ không gian nhà ở, quyết định đến tính tiện dụng sinh hoạt hàng ngày. Bởi vậy cải tạo nhà bếp cần lưu ý:
Cải tạo trần và tường nhà bếp
Nâng cấp tủ bếp hiện đại đặc biệt là không gian bếp nhỏ để lưu trữ gọn gàng, tiện dụng hơn
Nên chọn nội thất bếp đơn giản, ít họa tiết và ưu tiên các mạng xanh để không gian sinh động, dễ chịu giảm cảm giác bức bí, nóng nực của nhà bếp.
Đối với cải tạo kết cấu nhà chung cư có thể thay các vách ngăn phòng bếp tạo sự chật hẹp thì ngăn ngăn cách chúng bằng quầy bar, bàn ăn tạo không gian mở cho nhà ở vốn hạn chế về diện tích.
- Cải tạo không gian phòng ngủ: Đây là khu vực cần cải tạo nếu muốn chất lượng môi trường tốt và thoải mái. Căn cứ vào diện tích phòng ngủ, hướng lấy sáng mà có thể nội thất giường ngủ hay không, sử dụng nội thất thông minh, giường di động hoặc đệm gấp gọn cất vào tủ với không gian phòng ngủ nhỏ. Ưu tiên lắp đặt tủ âm tường để giúp không gian lưu trữ tốt và gọn gàng hơn.
Ngoài ra, có thể cải tạo nội thất phòng khách bằng cách thay thế ghế, bàn, tủ kệ tivi phù hợp với cải tạo nhà ở và tiết kiệm diện tích, tăng sự thông thoáng mặt sàn.
3.4. Các chiêu thức cải tạo căn hộ chung cư từ cũ thành mới
Kiến trúc của những căn hộ chung cư là hình thức khép kín được định dạng sẵn. Do đó, khi cải tạo bạn không thể thay đổi về cấu trúc mà chỉ có thể tân trang lại nội thất. Dưới đây là các cách thường được sử dụng nhằm biến căn hộ chung cư cũ thành mới mà bạn nên tham khảo:
- Lựa chọn màu sơn tường: những căn hộ chung cư có diện tích chỉ khoảng 70m2 - 120m2, khá nhỏ hẹp, do vậy, bạn nên chọn tone màu sáng như màu trắng, màu kem, tạo cảm giác không gian được mở rộng, thoải mái hơn.
- Cải tạo trần nhà: thiết kế trần giật cấp với những đường gờ, phào chỉ kết hợp với hệ thống đèn chùm pha lê và đèn âm trần là sự lựa chọn tuyệt vời thay vì trần bê tông phẳng nhàm chán, sẽ giúp căn hộ của bạn trông nổi bật hơn rất nhiều.
- Lát sàn cho căn hộ chung cư: gợi ý tốt nhất là bạn nên lát sàn gỗ, bởi đây là phương án phù hợp nhất, sạch sẽ, nhìn sang trọng hơn, hiện đại hơn rất nhiều so với việc để sàn gạch như ban đầu. Bạn có thể chọn loại sàn gỗ tốt nhất, cao cấp nhất như sàn gỗ Malaysia: Sàn gỗ Janmi, sàn gỗ Masfloor, sàn gỗ Kronohome...màu sắc trang nhã, đa phong cách.
- Thay rèm cửa: Bạn nên chọn màu rèm cửa sổ, rèm cửa ban công phù hợp với màu sơn tường, hạn chế sử dụng rèm cửa quá rườm rà, màu mè.
- Trang trí giấy dán tường cho các căn phòng: có thể dùng giấy dán tường Hàn Quốc, giấy dán tường Lohmann của Đức, giấy Italino của Ý.
- Nội thất phòng khách: Nên chọn các đồ nội thất gọn gàng tránh rườm rà, phức tạp, choán hết diện tích nhà. Chọn sofa phù hợp kích thước vừa đủ kê, màu sắc sofa thường hay chọn màu ghi phối hợp với bàn nhỏ cho đỡ đơn điệu.
Hy vọng rằng với những chia sẻ về cải tạo nhà cũ là gì giúp bạn hiểu được sự khác biệt của cải tại và sửa chữa nhà ở cũng như nắm rõ các quy định, kinh nghiệm cải tạo nhà cũ nát thành nhà mới đẹp, giá rẻ, tiết kiệm chi phí mà đảm bảo có được không gian chất lượng an toàn, đáp ứng nhu cầu của gia chủ nhất.