Mỗi căn nhà đều là một thiết kế mang bản sắc riêng của chủ nhân căn nhà đó. Trong đó, cầu thang là chi tiết đóng một vai trò quan trọng trong phong thủy và thẩm mĩ của căn nhà.
Tùy theo diện tích, mức giá và sở thích của chủ nhân mà thiết kế và cấu trúc của cầu thang sẽ có sự thay đổi cho phù hợp.
Khám phá những mẫu Biệt thự - Lâu đài cao cấp, sang trọng
Cầu thang không chỉ cần đẹp mà còn cần phải có kích thước theo đúng tiêu chuẩn. Vậy khi thiết kế kích thước cầu thang, bậc cầu thang cần lưu ý những điều gì?
Công dụng chính của cầu thang là tạo lối đi giữa tầng dưới và tầng trên, giúp dòng khí trong nhà được lưu thông một cách hài hòa.
Vì vậy, trong kiến trúc thiết kế, điều đầu tiên cần chú ý là đảm bảo việc đi lại được diễn ra thuận tiện, thoải mái và an toàn.
Trong thiết kế nhà ở, cầu thang có kích thước tiêu chuẩn thường rộng từ 0.9-1.2m và 1.5m hoặc lớn hơn đối với những công trình lớn, nhà ở cao cấp và biệt thự
1. Kích thước cầu thang theo tiêu chuẩn mới nhất hiện nay
1.1. Chiều cao của cầu thang
Tùy theo chiều cao của ngôi nhà mà chúng ta thiết kế chiều cao cầu thang sao cho cân đối. Mỗi tầng có thể có độ cao khác nhau nên kích thước của thang cũng khác nhau trong cùng một nhà.
Ví dụ: tầng trệt cao 3.5m thì cầu thang cũng cao 3.5m. Thông thường, chiều cao theo tiêu chuẩn của cầu thang là 3.6m với số bậc là từ 19- 24 bậc, tùy vào độ dài của bậc.
1.2. Chiều rộng của cầu thang
Có lẽ chiều rộng cầu thang là điều mà khách hàng thường quan tâm nhất.
Chiều rộng cầu thang không thể quá lớn vì sẽ chiếm diện tích và không đẹp mắt, chiều rộng cũng thể quá nhỏ cản trở việc di chuyển.
Để một người có thể đi lại thoải mái và hơn thế tiện lợi cho việc mang vác, di chuyển đồ đạc từ tầng này lên tầng kia thì chiều rộng của thân thang của ngôi nhà nên là 90cm.
Đối với những ngôi nhà có diện tích hạn chế hay chủ nhân muốn dành nhiều không gian hơn thì chiều rộng nên có số đo tối ưu là 60cm.
1.3. Độ cao của bậc cầu thang
Độ cao của bậc thang cũng là một thông số cần lưu ý vì nó không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ của cầu thang mà nó còn có tác động không nhỏ trong quá trình vận động lên xuống của các thành viên trong gia đình.
Chiều cao của bậc cầu thang quá cao dễ khiến cho chúng ta mệt mỏi, căng cơ khi leo thậm chí dễ khiến trẻ nhỏ và người già bị trượt ngã.
Vì vậy, size chiều cao tiêu chuẩn của bậc cầu thang chỉ từ 15-18cm. Không nên để bậc cầu thang cao hơn 18cm.
1.4. Chiều rộng của bậc cầu thang
Đây chính là diện tiếp xúc của bàn chân với cầu thang. Giống như các size của cầu thang thì thông số này cũng là một thông số đáng lưu tâm.
Chiều rộng của bậc cầu thang ảnh hưởng trực tiếp tới chiều dài thang và độ dốc của thang.
Chiều rộng của bậc cầu thang tối thiểu là 25cm tương đương với bước chân người trưởng thành và tối đa là 30cm. Không nên dưới 25cm vì các thành viên trong gia đình sẽ dễ bị bước hụt.
1.5. Độ dốc của cầu thang
Độ dốc của cầu thang được thiết kế phụ thuộc theo tỉ lệ chiều cao và chiều rộng của bậc thang. Ví dụ: thông thường với hộ gia đình, chiều cao của bậc cầu thang là 140-200mm, theo đó độ dốc của cầu thang sẽ rơi vào khoảng 20-45 độ.
Độ dốc chủ yếu từ 33-36 độ là hợp thẩm mỹ và an toàn cho người sử dụng.
1.6. Chiều cao của lan can, tay vịn
Theo kiến trúc nhà ở dân dụng hiện nay, kích thước chiều cao của lan can tính từ trung tâm của mặt bậc cầu thang lên mặt trên của tay vịn là khoảng 1,1m.
Chiều cao của lan can có thể được thay đổi cho phù hợp với mỗi thiết kế tuy nhiên không được thấp hơn 90cm vì yếu tố an toàn.
1.7. Diện tích của chiếu nghỉ
Để tránh bị mất sức trong quá trình di chuyển lên cao, bạn nên bố trí chiếu nghỉ đặc biệt là với những mẫu cầu thang gấp khúc. Cứ 11 bậc thang nên thiết kế 1 chiếu nghỉ. Độ rộng của chiều nghỉ thương là 90cm, độ rộng của chiếu nghỉ không được nhỏ hơn chiều rộng của thân thang, tối thiểu là 60cm.
1.8. Gờ của mặt bậc
Gờ của mặt bậc là phần chìa ra của mỗi bậc thang. Có lẽ đây là thông số phụ và hay bị bỏ qua nhưng nó lại có tác dụng rất lớn đến thẩm mỹ của cầu thang. Size gờ của mặt bậc không hợp lý sẽ dễ khiến cầu thang bị thô xấu. Độ nhô ra hợp lý cho bộ phận này chính là 2cm.
2. Vị trí đặt cầu thang hợp lý, chuẩn phong thủy
Vị trí đặt cầu thang sao cho hợp lý, chuẩn phong thủy là yếu tố quan trọng được các KTS rất để tâm, bên cạnh kích thước cầu thang tiêu chuẩn trước khi thiết kế, thi công trong tổng thể kiến trúc ngôi nhà.
Cầu thang được ví như xương sống của ngôi nhà, đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn luồng khí từ tầng 1 lên các tầng trên. Do đó, vị trí của cầu thang cũng phải đặc biệt lưu ý, nhằm mang lại vượng khí cho gia chủ.
- Cầu thang không nên đặt ở giữa nhà vì nó phạm vào vị trí Trung cung, nên đặt ở giữa bên trái hoặc phải của ngôi nhà
- Cầu thang không nên thiết kế đối diện với cửa chính
- Tránh đặt giường ngủ hoặc phòng làm việc dưới gầm cầu thang
- Cầu thang không nên thiết kế đối diện nhà bếp và cửa nhà vệ sinh ở bất kỳ tầng nào
- Cần lưu ý không để dầm ngang (xà nhà) đè lên cầu thang
- Nên đặt cầu thang ở những nơi thoáng đãng, sinh khí dồi dào trong nhà và đi từ hướng tốt lên, đảm bảo các tầng trên đều thu được vượng khí.
3. Những lưu ý khi thiết kế cầu thang đảm bảo an toàn
Dưới đây là những lưu ý bạn cần biết nhằm thiết kế cầu thang đảm bảo an toàn, chuẩn yếu tố phong thủy:
- Tránh làm cầu thang quá dài từ tầng này đến tầng khác, cầu thang càng dài thì khí càng yếu.
- Hành lang hay bậc chiếu nghỉ liên quan đến cầu thang phải có gờ bao phía dưới tay vịn để tránh thoái khí.
- Bậc cầu thang không nên bị lõm hay hở, bởi nó làm ảnh hưởng đến tích lũy sinh khí và của cải trong gia đình.
- Không đặt cầu thang đi từ phía sau nhà đi lên, bởi khí trong nhà đi từ ngoài vào và thoái ở phía sau. Nếu cầu thang đi từ phía sau nhà lên các tầng trên sẽ lần lượt suy khí, người sống trong nhà sẽ suy giảm sức khỏe, tài lộc, thậm chí dương khí suy kiệt nặng, âm khí vượng dễ mắc các bệnh hoang tưởng và thần kinh.
- Cầu thang nên sử dụng vật liệu có độ vững chắc như bê tông cốt thép, kim loại hoặc gỗ cứng. Tuyệt đối không sử dụng cầu thang kẽo kẹt và lan can cầu thang lung lay, vừa không an toàn, vừa không ổn về mặt phong thủy.
- Không đặt yếu tố nước (non bộ) hay nhà vệ sinh dưới chân cầu thang bởi sẽ cản trở sự thành công và giảm may mắn cho gia đình.
- Hai bên bậc cầu thang phải có thành che chắn, để đảm bảo an toàn, đảm bảo tính thẩm mĩ chung và sự cân đối.
4. Tuyển chọn những mẫu cầu thang đẹp nhất
Dưới dây là một số hình ảnh về kích thước cầu thang phòng khách đẹp được thiết kế theo nhiều phong cách kiến trúc khác nhau, xin mời quý vị cùng tham khảo, hy vọng sẽ đem đến những giá trị thiết thực trong thiết kế cầu thang đẹp cho không gian kiến trúc nhà ở của gia đình mình.
Cầu thang không chỉ tạo lối lên tầng mà thiết kế cầu thang nhằm tạo dáng cho căn nhà, giúp cho căn nhà trở nên mềm mại.
Vì vậy, trước khi design cầu thang cho ngôi nhà thân yêu của mình, việc nghiên cứu và tìm hiểu các thông số kích thước của cầu thang là điều vô cùng quan trọng.
Trên đây, chúng tôi đã cung cấp cho các bạn thông số cần thiết nhất về size cầu thang.
Dựa trên đó, tùy vào diện tích và phong thủy của ngôi nhà, các bạn có thể thiết kế kiểu dáng và kích thước của cầu thang sao cho phù hợp.