Như thế nào là Nhà nghiêng lún nguy hiểm? Nguyên nhân và Giải pháp xử lý nhà bị nghiêng lún

Cập nhật: 13/09/2021

MỤC LỤC

1. Như thế nào là nhà nghiêng, nhà lún

1.1. Khái niệm

Để biết được như thế nào là nhà nghiêng, thì bạn phải nắm được khái niệm “nhà lún” vì chúng liên quan mật thiết đến nhau.

- “Lún” là hiện tượng công trình bị chuyển vị thẳng đứng từ trên xuống dưới của đất nền, kéo theo cả móng và bản thân công trình, thường được đo bằng milimet. Tức là lún xảy ra do tác động trọng lượng của toàn bộ công trình nén chặt xuống nền đất.

- Nhà bị nghiêng là hiện tượng nhà chuyển phương hướng bị lệch do lún, dẫn tới ngôi nhà từ chuyển vị thẳng đứng không đều trở thành chuyển vị ngang.

Nha-bi-nghieng-lun-do-khong-thue-thiet-ke-nha

Nhà bị nghiêng là hiện tượng thường gặp tại Việt Nam cũng như trên thế giới

Tất cả các công trình tại Việt Nam hay trên toàn Thế giới đều bị lún, miễn là trong giới hạn cho phép là an toàn. Nhưng nếu nhà bị nghiêng thì rất nguy hiểm cần có biệt pháp xử lý nhanh chóng và phù hợp.

Ngôi nhà bị lún, nghiêng quá giới hạn cho phép là cực kỳ nguy hiểm, chính vì thế trước khi thiết kế biệt thự 2 tầng, 3 tầng, lô phố tân cổ điển 4 5 tầng,… Kiến trúc Apollo Việt đã Khảo sát, tính toán và lên phương án hợp lý nhất cho gia chủ đảm bảo công trình vừa đẹp về thẩm mỹ vừa đảm bảo an toàn tuyệt đối, kết cấu bền vững lâu dài.

Vậy độ nghiêng cho phép của nhà ở là bao nhiêu?

1.2. Độ nghiêng cho phép của nhà ở và Nhà nghiêng bao nhiêu là nguy hiểm

Theo các quy định về tiêu chuẩn xây dựng hiện hành của Việt Nam thì giới hạn độ lún từ 8-30cm là nằm trong giới hạn cho phép. Nhưng tùy từng loại hình công trình sẽ có mức tương ứng, với nhà dân dụng thường là 8cm, nhà công nghiệp là 20cm.

Trường hợp, nhà bị nghiêng vượt mức giới hạn trên đồng thời xuất hệt các vết nứt nhà, nứt cột, tường, trần,… thì được coi là rất nguy hiểm, cần di dười để xử lý nền móng, gia cố móng nhà, chống nghiêng và có cách xử lý hiệu quả.

1.3. Nhà nghiêng lún thường xuất hiện ở các dạng công trình nào?

- Loại hình công trình dễ xảy ra nghiêng lún:

+ Trường hợp nhà nghiêng lún chủ yếu xảy ra tại các khu vực có nền đất yếu, địa hình thấp, cấu tạo địa chất không ổn định,…

Các Vùng đất yếu thường nằm gần các con sông, rạch, vùng trũng và có lớp bùn dày từ vài mét đến hàng chục mét, có khi là cả trăm mét.

+ Các công trình nhà lô phố có mặt tiền hẹp, công trình cao tầng. Trong khi đó móng có diện tích nhỏ, nhưng công trình lại xây dựng cao, tải trọng lớn => Dễ bị nghiêng lún nếu không tính toán và đo đạc tỉ mỉ. Ngoài ra các ngôi nhà lô phố thường có các xe tải trọng lớn đi qua, gây rung lắc mạnh trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến kết cấu móng của ngôi nhà.

Nha-bi-nghieng-lun-do-khong-thue-thiet-ke-nha-1

Nhà bị nghiêng lún xảy ra ở các vùng đất yếu gần sông

2. Cách tính độ nghiêng của nhà

Khi công trình lún không đều thì dẫn đến bị nghiêng. Để xác định được độ nghiêng ngôi nhà thì chúng ta có nhiều phương pháp.

- Phương pháp thả dọi

- Phương pháp chiếu đứng

- Phương pháp đo góc

- Phương pháp tọa độ

Các phương pháp này mang tính chất chuyên môn cao, chính vì vậy chúng ta không cần thiết tìm hiểu chi tiết (Nếu cần tham khảo xem tại TCVN 9400_2012)

3. Nguyên nhân và cách xử lý khi nhà bị lún, nghiêng

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến nhà bị nghiêng cả chủ quan và khách quan

3.1. Nhà bị nghiêng do công trình liền kề

a. Nhà bên cạnh thi công xây dựng

Nhà bên cạnh đang xây dựng có tác động đến phần móng của nhà hiện hữu dẫn đến nhà bị nghiêng.

 Cách xử lý 1: Trong quá trình thi công, công trình liền kề hiện hữu bị nghiêng, có nguy cơ sập đổ, thì cần thống nhất và chống đỡ ngay lập tức cho công trình hiện hữu.

Nha-bi-nghieng-lun-do-khong-thue-thiet-ke-nha-3

Nhà bị nghiêng do có công trình liền kề đang xây dựng tác động đến phần móng

b. Công trình nhà bên cạnh đã hoàn thiện và đang sử dụng

Đây là nguyên nhân khách quan nhưng lại thường gặp, nhà lô phố san sát và dày đặc như hiện nay đặc biệt ở các đô thị lớn nên việc 1 nhà bị lún không đều, nghiêng sẽ lập tức ảnh hưởng đến các nhà bên cạnh.

Dù công trình được xây dựng trên nền đất tốt, móng được xử lý kỹ càng và hợp lý thì vẫn bị nghiêng do trọng tải của công trình bên cạnh đè vào. (Mặc dù vậy, nếu công trình được xây dựng móng kiên cố thì sẽ bớt ảnh hưởng hơn).

Nha-bi-nghieng-lun-do-khong-thue-thiet-ke-nha-4

Nhà lô phố bị nghiêng lún do trọng tải công trình bên cạnh đè vào

 Cách xử lý 2: Sử dụng giải pháp đơn giản dễ thi công cho hệ thống tường vây: Móng cọc nhồi tạo lỗ kiểu xoay hoặc tường neo đất.

+ Móng cọc nhồi tạo lỗ kiểu xoay để chống vách nên để lại ống vách cho những cọc sát nhà liền kề hiện hữu. Móng cọc nhồi đào bằng máy gàu ngoạm phải làm cừ chắn đủ sâu tại đường phân giới khu đất và không nên thu hồi sau khi làm xong móng công trình (Trừ trường hợp bắt buộc)

+ Neo tường chắn trong đất thì cần được thỏa thuận với chủ sở hữu công trình đất liền kề và được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền địa phương.

 Cách xử lý 3: Cần chống thành vách bằng cừ thép hoặc cừ bê tông ứng lực trước đối với trường hợp thi công sát công trình bên cạnh có tải trọng lớn tác động lên đất (hoặc quy mô cao tầng hơn) hoặc khi công trình làm hố móng sâu xuống lòng đất hơn đáy móng nhà bên cạnh.

Thiết kế tường cừ phải thực hiện chống văng, neo đảm bảo biến dạng trong phạm vi được phép.

3.2. Nhà bị nghiêng do cải tạo nâng tầng

Những ngôi nhà đã cũ có nền móng yếu, độ ổn định không còn được như mới. Nhưng gia chủ lại xây thêm tầng mới thay vì phá đi xây lại toàn bộ.

 Cách xử lý 4: Lập tức dừng việc thi công lại (trong trường hợp đang thi công). Trường hợp đã xây xong, cần vận chuyển các đồ đạc có trọng tải lớn xuống tầng dưới, sau đó sử dụng các biện pháp kĩ thuật để lấy lại độ nghiêng ban đầu.

Nha-bi-nghieng-lun-do-khong-thue-thiet-ke-nha-2

Nhà cũ có nền móng yếu, cải tạo thêm tầng dẫn đến bị nghiêng, lún

3.3. Nhà bị nghiêng do tính toán và xử lý móng không phù hợp trên nền đất yếu

Đây là nguyên nhân quan trọng và chủ yếu nhất dẫn đến hiện tượng nhà bị nghiêng này.

- Theo sự nghiên cứu từ các chuyên gia hàng đầu, thì hầu hết những khu vực có nhiều ngôi nhà bị nghiêng đều do xây dựng trên vùng có địa hình thấp, nền đất yếu, cấu tạo địa chất không ổn định.

- Cùng với đó, tình trạng xây dựng cắt xén nguyên vật liệu, làm theo kinh nghiệm của nhà thầu cũng ảnh hưởng đến kết cấu móng. Vì vậy, chủ đầu tư cần thường xuyên giám sát trong quá trình thi công xây dựng đặc biệt giai đoạn đổ móng, trần, sàn.

 Cách xử lý 5: Nếu công trình đang thi công có hiện tượng nghiêng bạn cần ngay lập tức chống lún không cho nghiêng nữa. Tìm nguyên nhân lún và xử lý. Nếu không xử lý ngay công trình có nguy cơ bị sập đổ hoặc sau này muốn sửa chữa, căn chỉnh nhà thẳng lại thì tốn chi phí cực lớn.

Nha-bi-nghieng-lun-do-khong-thue-thiet-ke-nha-7

Nhà bị nghiêng lún do xây dựng trên vùng địa hình thấp, nền đất yếu

3.4. Nguyên nhân gây lún nghiêng khác

Ngoài các nguyên nhân chủ yếu nêu trên còn một số tác động khác từ bên ngoài như: sập hang động ngầm, hạ mực nước ngầm, lún do tải trọng của đất san lấp tạo mặt bằng,…

4. Bạn cần làm gì khi nhà bị nghiêng, lún?

Khi nhà bị nghiêng, lún, trước khi sửa chữa, bạn cần đến nhờ kiểm định của Sở Xây Dựng đến nhà để thẩm định. Sau đó họ sẽ tìm nguyên nhân và đưa ra các giải pháp để bạn lựa chọn

Trường hợp nếu bạn muốn tự thuê 1 công ty sửa chữa cũng phải qua kiểm định của Sở Xây dựng. Công ty sửa chữa cải tạo nhà sẽ dùng mắt thường quan sát và dùng máy móc thiết bị kĩ thuật để đánh giá chính xác hiện trạng căn nhà, sau đó đưa ra phương án xử lý hiệu quả, hợp lý.

Lưu ý: Để đảm bảo an toàn và khách quan, bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng đơn vị sửa chữa nhà và đơn vị kiểm định – đơn vị sửa chữa nên độc lập với nhau để đảm bảo chất lượng công trình.

Trong trường hợp cần phải khắc phục, cần phải dùng các thiết bị chuyên dụng để chỉnh lại độ nghiêng của tòa nhà đồng thời phải gia cố móng lại toàn bộ. Chi phí cho công tác này chiếm khoảng 10-30% chi phí đập bỏ và xây mới công trình.

Nha-bi-nghieng-lun-do-khong-thue-thiet-ke-nha-5

Trước khi sửa chữa nhà bị nghiêng, lún, cần nhờ thẩm định của Sở Xây dựng

5. Cách phòng chống nhà nghiêng trước khi xây

- Lựa chọn loại móng phù hợp, khảo sát địa chất đất cẩn thận kỹ lưỡng

+ Trường hợp nền đất tốt, khả năng chịu lực cao, ít biến dạng, các sự cố nếu có, chủ yếu chỉ gây ra hiện tượng lún, nứt cục bộ mà rất ít khi xảy ra hiện tượng nhà nghiêng.

+ Nhưng, trường hợp nền đất yếu, cần phải sử dụng các biện pháp móng cọc bê tông cốt thép, móng bè (nếu có điều kiện), rất ít khi đưa ra giải pháp móng nông (như móng băng, móng đơn) do khả năng chịu lực kém của nền đất, đặc biệt việc kiểm soát độ lún lệch dưới các đáy móng này là hầu như không thể.

 Tóm lại trước khi xây nhà, Bạn cần lựa chọn loại móng phù hợp, khảo sát địa chất cẩn thận kỹ lưỡng. Xây dựng móng cọc thật vững chắc, tránh dùng móng băng hay đơn ở nơi đất yếu nhằm giảm bớt hậu quả không đáng có về sau.

Nha-bi-nghieng-lun-do-khong-thue-thiet-ke-nha-6

Cần chọn loại móng phù hợp, khảo sát địa chất thật kỹ trước khi xây nhà

Móng chính là bộ phận quan trọng nhất của ngôi nhà, vì móng đã làm rồi thì không thể hoặc mất rất nhiều chi phí để sửa chữa. Vì vậy nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí thì sẽ tiết kiệm ở khâu hoàn thiện ví dụ cửa, sơn, mái, gạch,… Nhưng móng là phần không thể tiết kiệm và cần phải đầu tư để đảm bảo công trình bền vững và an toàn nhất.

Việc tìm 1 đơn vị chuyên nghiệp Tư vấn thiết kế Biệt thự, nhà ở giàu kinh nghiệp và uy tín sẽ giúp Bạn giải quyết mọi vấn đề rắc rối trên:

+ Kiến trúc sư Apollo Việt sẽ tiến hành Đo đạo, khảo sát đất và đưa ra phương án móng phù hợp nhất với lô đất

+ Nếu gia đình muốn chồng tầng trên công trình cũ, Kiến trúc sư sẽ khảo sát, tính toán để Tham vấn cho Bạn có nên chồng thêm tầng hay không?

+ Kiến trúc sư, Kĩ sư sẽ tư vấn, giải đáp mọi thắc mắc của chủ nhà và đơn vị thi công đồng thời giám sát các giai đoạn quan trọng của công trình: đổ móng, trần, sàn,… nếu như đơn vị thi công làm ẩu, cắt xén các khâu kĩ thuật sẽ dễ dàng phát hiện và kịp thời xử lý  Đảm bảo công trình thi công tuân thủ theo đúng yêu cầu bản vẽ trong bộ Hồ sơ thiết kế.

Như thế nào là Nhà nghiêng lún nguy hiểm? Nguyên nhân và Giải pháp xử lý nhà bị nghiêng lún, 7 rm_ratings 7 rm_ratings
4.57/5 - Có 7 Bình chọn

BÀI VIẾT ĐÃ XEM:

GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN

Yêu cầu tư vấn của bạn sẽ được gửi tới các chuyên gia của KIẾN TRÚC APOLLO VIỆT, Chúng tôi sẽ trả lời sớm nhất có thể thông qua Email, điện thoại.
Gợi ý viết yêu cầu: Địa chỉ khu đất, diện tích đất, mặt tiền, chiều dài. Loại hình bạn lựa chọn (biệt thự, nhà phố …) Bạn định xây mấy tầng. Mỗi tầng bạn yêu cầu các phòng nào, không gian nào. Số tiền dự kiến ...

0334 511 135